Trên 2/3 nguồn tài nguyên rừng tự nhiên của Việt Nam được cho là rừng nghèo hoặc rừng đang phục hồi, trong khi đó, rừng giàu chỉ chiếm 4,6% tổng diện tích rừng (năm 2004), chủ yếu là ở các vùng núi xa xôi hẻo lánh. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố chủ yếu dẫn đến sự thay đổi của rừng Việt Nam là phát triển kinh tế nhanh chóng, canh tác nương rẫy, quản lý rừng không phù hợp và khai thác gỗ bất hợp pháp.
Rõ ràng quyền sở hữu đất là quan trọng cho việc triển khai REDD+, chương trình giao đất chỉ rõ rằng các quyền về REDD+, trong nhiều trường hợp các lợi ích cần được phân phối một cách minh bạch và công bằng xuống mức độ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và các thực thể kinh tế hợp pháp khác.
Đã có các chính sách liên quan đến chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái (PES). Từ tháng 4/2008, chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) đã được Thủ tướng phê duyệt và áp dụng thực hiện tại 5 tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo chính sách thí điểm này, USAID hỗ trợ thí điểm PES ở tỉnh Lâm Đồng thông qua tổ chức Winrock International, và tổ chức GTZ hỗ trợ thí điểm PES ở tỉnh Sơn La. Theo cơ chế này, các thủy điện sẽ trả 20 VND (0,125 USD)/KW; các công ty nước trả 40 VND (0,25 USD)/lít; các công ty du lịch trả từ 0,5 đến 2% tổng doanh thu. Ngoài ra, từ tháng 10/2007, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã triển khai một chương trình thúc đẩy canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc và ngăn chặn sự chuyển đổi từ rừng sang đất canh tác nông nghiệp bằng cách cung cấp 10kg gạo/người/tháng và ưu đãi lãi suất vay để trồng rừng và sản xuất nông nghiệp. Điều đáng quan tâm là các bài học từ sự can thiệp tại các tỉnh này sẽ được sử dụng cho việc phát triển chính sách quốc gia trong vài năm tới.
http://vietnam-redd.org/Web/Default.aspx?tab=introdetail&zoneid=124&item...