Thành tựu tại Việt Nam
Thành tựu tại Việt Nam
Kể từ năm 2010, dự án đã tổ chức được trên 50 sự kiện xây dựng năng lực cho REDD+ và biến đổi khí hậu. Thông qua các sự kiện này, dự án đã tiếp cận được tổng cộng 1,736 người tham gian, trong đó có 30% là phụ nữ.
Kết quả 1: Phát triển bộ tài liệu tập huấn về REDD+ cho các bên liên quan cấp cơ sở
- Phát triển tài liệu tập huấn về REDD+: Dự án đã hợp tác với CEDRA và CSDM phát triển tài liệu tập huấn về REDD, bao gồm cả các tài liệu tham khảo
- Sổ tay về REDD+: Một sê-ri sổ tay ngắn gọn và đơn giản dưới hình thức câu hỏi và trả lời đã được xuất bản bằng tiếng Việt cho giảng viên và tập huấn viên địa phương. Những cuốn sổ tay này hướng tới cung cấp thông tin về Biến đổi khí hậu, REDD+ và các vấn đề liên quan như giới, FPIC và Công bằng trong REDD+
- Chương trình phát thanh và video ngắn: Nhằm tăng cường nhận thức cho người dân, dự án tại Việt Nam đã sản xuất 10 tập radio tương tác về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu, vai trò của rừng trong việc giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, khái niệm cơ bản về REDD+ và các biện pháp an toàn như FPIC và Giới trong REDD+. Video ngắn mang đến thông điệp về các trường hợp thành công trong quản lý rừng cộng đồng và các lâm nghiệp cộng đồng có thể đóng góp vào việc lập kế hoạch và thực hiện thành công REDD+.
Kết quả 2: Tổ chức chương trình tập huấn giảng viên nguồn (ToT) cho các tổ chức đối tác và các bên liên quan chính
- Các chương trình ToT cấp quốc gia: Năm 2011, hai khóa tập huấn ToT về biến đổi khí hậu và REDD+ đã được tổ chức cho thúc đẩy viên cấp quốc gia và các tổ chức đối tác thuộc 4 tỉnh dự án. Các đại biểu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, UBND tỉnh và Hội Phụ nữ cùng Đoàn Thanh niên. Năm 2012, chương trình ToT về FPIC trong REDD+ được tổ chức để cung cấp các thông tin mới về REDD+ ở cấp quốc gia và quốc tế, và giới thiệu kiến thức về các biện pháp an toàn cùng môi trường trong REDD+, cùng với phát triển kỹ năng thúc đẩy cho các đại biểu. Ngoài ra dự án đồng tổ chức chương trình ToT về thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong lâm nghiệp trong bối cảnh REDD+ tại Hà Nội.
- Chương trình ToT cấp tỉnh : Sau chương trình tập huấn ToT cấp quốc gia, 18 chương trình tập huấn ToT cấp tỉnh về các kiến thức cơ bản liên quan đến biến đổi khí hậu và REDD+ đã được thực hiện với sự hỗ trở của các cơ quan nhà nước quan trọng ở mỗi tỉnh mục tiêu vào năm 2012. Các khóa tập huấn này cũng bao gồm các khóa ôn tập và đánh giá lại về REDD+ cũng như các vấn đề liên quan tới quản lý rừng bền vững, chi trả dịch vụ môi trường rừng, FPIC, an toàn xã hội và lồng ghép giới cho các thúc đẩy viên cấp huyện và tỉnh đã được đào tạo. Năm 2014, chương trình tập huấn tương tự ở cấp tình cũng được tổ chức, tập trung vào tăng cường năng lực về các chủ đề an toàn trong REDD+.
- Hội thảo Chuyên gia về Giới, Lâm nghiệp, Biến đổi khí hậu và REDD+: Dự án hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức hội thảo chuyên gia cấp quốc gia 1 ngày về lồng ghép giới trong REDD+. Hội thảo đa bên liên quan này hướng tới chia sẻ kinh nghiệm về lồng ghép giới trong lĩnh vực lâm nghiệp, các bài học kinh nghiệm và các thách thức liên quan tới REDD+.
Kết quả 3: Chương trình Phát triển năng lực cấp Cơ sở
- Trên 40 sự kiện tập huấn và nâng cao nhận thức ở cấp cộng đồng đã được tổ chức: Từ năm 2012-2013, thông qua một loạt các sự kiện tập huấn cấp cộng đồng, hiểu biết của người dân ở các tỉnh dự án về biến đổi khí hậu, và REDD+ đã được nâng cao. Đối tượng hưởng lợi tại các khóa tập huấn này bao gồm trưởng thôn, ban quản lý rừng cộng đồng và các cộng đồng phụ thuộc vào rừng, cụ thể là ở Huyện Ngọc Hiển, Cà Mau, Huyện Di Linh và Lâm Hà, Lâm Đồng, Huyện Ba Bể, Bắc Kạn. Năm 2014, RECOFTC đã tiếp tục tổ chức tập huấn ở cấp cộng đồng nhằm tiếp cận tất cả các bên liên quan chính ở cấp cộng đồng. Các sự kiện nâng cao nhận thức cho học sinh: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc thi vẽ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và vai trò của rừng cho học sinh. Cuộc thi nhằm mục đích nâng cao nhận thức về Biến đổi khí hậu và REDD+ cho học sinh và thúc đẩy sự tham gia vào tiến trình học tập.
Kết quả 5: Chia sẻ bài học kinh nghiệm
Trao đổi kinh nghiệm ở cấp quốc gia và quốc tế: Tiến trình và các kinh nghiệm từ dự án được chia sẻ thường xuyên tại các buổi họp Nhóm làm việc về Biến đổi Khí hậu ở cấp quốc gia.