Tăng Cường Tiếng nói của các bên Tham gia ngoài Nhà nước để Cải thiện Quản trị Rừng trong vùng Mê Kông

Tăng Cường Tiếng nói của các bên Tham gia ngoài Nhà nước để Cải thiện Quản trị Rừng trong vùng Mê Kông

Dự án được thực hiện trong 5 năm nhằm mục đích tăng cường tiếng nói của các bên tham gia ngoài nhà nước, bao gồm xã hội dân sự, người dân bản địa và các nhóm cộng đồng địa phương để cải thiện quản trị rừng, quản lý rừng bền vững và đóng góp của rừng vào sự phát triển của các nước thuộc vùng Mê Công. Dự án nhận  thấy rằng để tài nguyên rừng được bền vững, quản trị rừng mức độ cảnh quan phải dựa trên nguyên tắc lồng ghép, đòi hỏi phải có sự tham gia hiệu quả của các bên tham gia ngoài nhà nước này.


Tên dự án: Voices for Mekong forests (V4MF)
Nhà tài trợ: Liên minh châu Âu
Thời gian thực hiện: 2017-2021
Các nước tham gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan

 

Thông Tin Cơ Bản

Vùng Mê Kông là quê hương của gần 85 triệu người sinh sống dựa vào rừng, với hơn một phần ba trong số này là người bản địa. Theo ước tính, 30% dân số nông thôn trong vùng đang sống trong nghèo đói. Mất rừng ở mức trung bình là 4,9% tính từ 1990 đến 2015. Các cộng đồng rừng trong vùng Mê Kông phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đảm bảo rằng họ có thể kiếm sống bền vững từ các vùng cảnh quan rừng. 

Trong khi đang có nhiều tiến bộ trong việc xử lý các vấn đề này, việc quản trị rừng vẫn là một thách thức cơ bản trong khu vực. Có nhiều sáng kiến tìm cách hỗ trợ các nỗ lực của các cộng đồng rừng địa phương, đồng thời tìm cách giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp, mất rừng và suy thoái rừng, nghèo đói nông thôn, và bảo vệ đa dạng sinh học. Trung tâm của các nỗ lực này là sự quản trị. Không có sự quản trị mạnh mẽ, được xây dựng dựa trên các nền tảng bao gồm sự tham gia hiệu quả, minh bạch và trách nhiệm giải trình, các nỗ lực này được chứng minh lặp đi lặp lại là sự thất bại.

Các bên tham gia ngoài nhà nước (NSA), đặc biệt là xã hội dân sự, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quản trị. Mặc dù có một số tiến bộ trong những năm gần đây, họ phải đối mặt với nhiều thách thức bao gồm một thực tế là họ thường không được công nhận hoặc không được tham gia một cách hiệu quả như các đối tác bình đẳng trong các quá trình liên quan tới rừng và/hoặc quản trị do thiếu các quá trình có sự tham gia trong việc lập chính sách; năng lực của các NSA trong việc tham gia hiệu quả vào các đối thoại và các trao đổi với các bên tham gia nhà nước và tư nhân; và việc thiếu dữ liệu phù hợp trong việc đẩy mạnh quản trị rừng. Ghi nhận điều này, Liên Minh châu Âu đang hỗ trợ dự án ‘Tiếng nói vì Rừng Mê Kông (V4MF)’ với mục đích tăng cường tiếng nói của các NSA để cải thiện quản trị rừng trong vùng Mê Kông’.

 

Tổng quan dự án

Lý do căn bản bao quát toàn bộ của dự án là để quản lý rừng bền vững, xã hội dân sự phải có khả năng tự tổ chức để chia sẻ thông tin, thúc đẩy các vị trí đàm phán và trình bày hiệu quả các mối quan ngại và giải pháp của họ cho các nhà lập chính sách. Dự án nhìn nhận rằng nhiều sáng kiến quốc gia, khu vực và toàn cầu đem lại các cơ hội cho các NSA để họ tích cực tham gia vào các đối thoại về vùng cảnh quan rừng do chính phủ lãnh đạo và các quá trình ra quyết định. Bởi vậy dự án tạo đòn bẩy và đóng góp vào các sáng kiến này, đặc biệt là sáng kiến Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản– Hiệp định Đối tác Tự nguyện (FLEGT-VPA) và Giảm Phát thải Khí nhà kính từ Mất rừng và Suy thoái rừng (REDD+), bằng cách giúp đảm bảo chúng được xây dựng dựa trên các quá trình có sự tham gia của các bên liên quan.

 

Mục tiêu

Mục tiêu tổng thể của dự án 5 năm (2017-2021) là đến năm 2021 các bên tham gia ngoài nhà nước được trao quyền và kết nối mạng lưới tại ba khu vực xuyên biên giới trong việc đánh giá, giám sát và ứng phó một cách hợp lý để tăng cường quản lý rừng, đặc biệt là trong FLEGT-VPA và REDD +, bên cạnh sự tham gia hiệu quả vào các quá trình hoạch định chính sách.

Mục tiêu tổng thể này sẽ đạt được thông qua bốn lĩnh vực sau:

Đến năm 2019, các hệ thống giám sát quản lý rừng của NSA (FGMS) được thí điểm và mở rộng.

Đến năm 2020, các NSA đã tăng cường các quyền liên quan với tăng cường năng lực để cải thiện vấn đề giới và quản trị rừng có sự tham gia của xã hội

Đến năm 2021, các NSA có hiệu quả và phối hợp tham gia vào các quy trình FLEGT-VPA và REDD + quốc gia và góp phần phát triển FGMS minh bạch và có trách nhiệm

Đến năm 2019, một nền tảng học tập của NSA trong khu vực tạo điều kiện cho việc huấn luyện và trao đổi thông tin, bao gồm các bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất về FGMS

 

Khu vực dự án

Nhận biết là các nỗ lực giải quyết các thách thức mà quản trị rừng phải đối mặt trong vùng cần thực hiện bằng một biện pháp tổng thể, dự án được triển khai ở mức độ khu vực, quốc gia và vùng cảnh quan. Trọng tâm xuyên biên giới của dự án này bao gồm ba vùng cảnh quan khắp năm quốc gia. Các vùng cảnh quan này là quê hương đối với nhiều cộng đồng dựa vào rừng, và chúng nằm trong số những vùng cảnh quan có tính đa dạng sinh học cao nhất trong khu vực, cung cấp một số dịch vụ sinh thái:

  1. Vùng Cảnh quan Xuyên biên giới Dawna Tenasserim (DTL) – bao gồm khu Bảo tồn Thiên nhiên Tanintharyi (Myanmar) và khu Quần thể rừng phía Tây (Thái Lan)
  2. Vùng Cảnh quan Xuyên biên giới miền Bắc Thái Lan - Lào (NTLL) – bao gồm vườn quốc gia Doi Phu Kha (Thái Lan) và các tỉnh Bokeo và Xayabury (Lào)
  3. Vùng Cảnh quan xuyên biên giới Việt Nam – Lào - Campuchia (VLCL) – bao gồm: a) Vùng Cảnh quan Đồng bằng phía Đông (Campuchia giáp với Việt Nam); b) tỉnh Quảng Nam, Trung Trường Sơn; tỉnh Kon Tum, Tây Nguyên (Việt Nam giáp với Campuchia và Lào); và c) Các khu vực Bảo tồn Đa dạng Sinh học quốc gia Xe Pain và Dong Amphan.

Hoạt động

Dự án tập trung vào các hoạt động ở các cấp độ vùng cảnh quan, quốc gia và khu vực:

  1. Thiết lập một Hệ thống Giám sát Quản trị Rừng (FGMS) để giám sát và đẩy mạnh quản trị vùng cảnh quan rừng. Dự án sẽ đánh giá và phát triển FGMS hiệu quả mà có thể xây dựng năng lực của các NSA trong việc tạo ra thông tin đáng tin cậy sử dụng các hệ thống dựa trên cơ sở GIS/trang web, và công nghệ di động để thí điểm FGMS ở các quốc gia Mê Kông, đặc biệt là ở ba vùng cảnh quan xuyên biên giới.
  2. Phát triển năng lực cho các NSA để đánh giá và giám sát việc quản trị vùng cảnh quan rừng. Điều này sẽ xảy ra thông qua một loạt các can thiệp học tập có tính tham gia để các NSA có thể tiếp đó hỗ trợ các cộng đồng địa phương và người dân bản địa sử dụng tối ưu FGMS ở các địa điểm thí điểm trong các vùng cảnh quan xuyên quốc gia.
  3. Nâng cao năng lực cho các NSA trong việc phản ứng có hiệu quả đối với các chính sách liên quan và các thách thức và các cơ hội về quản trị.

 

Đối tác dự án

RECOFTC - The Center for People and Forests - Trung tâm vì Con người và Rừng

WWF(link is external) (Germany and Greater Mekong) - Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

East West Management Institute - Open Development Initiative(link is external) (EWMI-ODI) - Viện Quản lý Đông Tây - Sáng kiến Phát triển Mở 

NEPCon(link is external) (Nature Economy and People Connected) - Kinh tế Tự nhiên và Kết nối Con người)

People and Nature Reconciliation(link is external) ((PanNature) Viet Nam) - 

NGO Forum on Cambodia(link is external) (Cambodia) - Diễn đàn NGO về Camphuchia

Lao Biodiversity Association(link is external) ((LBA) Lao PDR) - Hiệp hội Đa dạng Sinh học Lào Hiệp hội Đa dạng Sinh học Lào 

Myanmar Environment Rehabilitation-Conservation Network(link is external) ((MERN) Myanmar) - Mạng lưới Bảo tồn-Cải tạo Môi trường Myanma

Raks Thai ((A member of CARE International) Thailand) - Rasks Thai - thành viên của tổ chức CARE quốc tế

 

 

Thông tin liên hệ: 

 

Etienne Delattre  Vũ Hữu Thân

Điều phối viên dự án cấp vùng, RECOFTC

Email:  etienne.delattre@recoftc.org

Điều phối viên dự án tại Việt Nam, RECOFTC

Email:  than.vu@recoftc.org